Hôm trước đọc báo, rằng có bức ảnh sông Rhein được mua bán với giá 4,3 triệu USD, mình cũng từng chụp rất nhiều ảnh đẹp con sông này nên chia sẻ với các bạn.
Sông Rhein bắt nguồn từ dãy Alps ở biên giới Thụy Sĩ, chảy cuồn cuộn về phía Tây Bắc, đi qua các nước Áo, Pháp, Đức, Thụy Sĩ… đến gần thành phố cảng Rotterdam thì đổ vào Bắc Hải. Đây được xem là huyết mạch của châu Âu. Là một trong những con sông lớn nhất thế giới, sông có chiều dài 1.320 km và diện tích lưu vực là 224.000 km2. Sông Rhein có lượng nước rất dồi dào.
Mùa xuân có nước băng tuyết tan ở núi Alps chảy vào thượng lưu. Mùa hè có nước băng tuyết tan chảy vào trung lưu. Còn ở hạ lưu có mưa nhiều nên nước sông quanh năm dâng đầy. Nước sông có lúc chảy mạnh va ào ạt vào vách núi dựng đứng, song cũng có lúc lại chảy êm ả, hiền hòa như mặt nước hồ, đẹp đến mê hồn.
Dòng sông Rhein bắt nguồn từ chân núi phía Bắc của dãy Alps ở Đông Nam Thụy Sĩ, chảy từ Tây Bắc đến Basaerl được gọi là thượng lưu. Đoạn sông này chảy qua các cao nguyên và núi, lòng sông tương đối chật hẹp, độ nghiêng lớn và dòng chảy xiết. Ở vùng cao nguyên này lại có nhiều ao hồ ăn thông với nhau, có tác dụng điều tiết lượng nước sông. Trong số những ao hồ đó có hồ Boton, nơi tiếp giáp của ba nước Đức, Thụy Sĩ và Áo, diện tích 541 km2, là nguồn nước thiên nhiên dự trữ quan trọng của thượng nguồn sông Rhein.
Do nước hồ trong xanh, phẳng lặng, dọc theo bờ hồ lại có nhiều núi nhỏ, nên nơi đây trở thành khu du lịch ven sông. Khi dòng sông chảy qua hồ Boton được vài km thì nước bắt đầu chảy mạnh, tạo nên dòng thác Rhein chảy xiết có độ dốc khoảng 25 m, rộng 110 m, được xem là dòng thác lớn nhất châu Âu. Thác nước hùng vĩ với dòng chảy ào ạt đổ xuống thung lũng hẹp, bọt nước bắn tung tóe tạo nên một phong cảnh hùng vĩ.
Dòng chảy từ Basaerl Thụy Sĩ đến Bonn của nước Đức là khu vực trung lưu. Tại đây, dòng sông lúc thì chảy ngang qua đồng bằng, lúc chảy vượt qua thung lũng. Lòng sông rộng hẹp không đều, lượng nước có được là do tuyết tan vào mùa xuân và nước mưa vào mùa thu, đông. Đồng bằng hai bên bờ là những khu nông nghiệp màu mỡ, đất đai phì nhiêu, thuận lợi cho việc trồng lúa mạch, cải và hoa. Trên dốc núi còn có thể trồng các loại nho và trái cây quý hiếm.
Từ đoạn sông Bonn trở xuống là hạ lưu. Độ dốc của dòng sông ở đây nhỏ dần. Từ thượng và trung lưu, đất cát rất dễ dàng tích tụ nhưng ở trên cửa sông thì dòng sông chia nhiều nhánh nhỏ. Giữa những nhánh sông này hình thành “tam giác châu” nổi tiếng. Đây cũng là phần đất trũng quan trọng của Hà Lan. Khu vực hạ lưu chịu tác động của khí hậu ẩm Thái Bình Dương nên vào mùa thu và mùa đông mưa rất nhiều, lại thêm lượng nước sông từ trung, thượng lưu chảy về. Vì vậy, mực nước ở đây ổn định và lượng nước dồi dào.
Nhờ vào việc chỉnh đốn và mở rộng với quy mô lớn của những nước dọc theo hai bên bờ sông Rhein từ Basaerl Thụy Sĩ đến cửa sông, thuyền bè có thể lưu thông trên 880 km. Sông Rhein còn là một trong những dòng sông lớn, có thể vận chuyển hàng hóa đi nhiều nước, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển công nghiệp và kinh tế hai bên bờ sông của các nước Thụy Sĩ, Đức, Pháp, Hà Lan và Bỉ... Vì vậy, sông Rhein được gọi là “dòng sông vàng của châu Âu”. Sông Rhein còn chảy qua nhiều nhánh sông nhân tạo và có thể kết hợp với một số dòng chảy quan trọng của châu Âu như sông Wesi, sông Sana, sông Yabaer… Những con sông này hướng Bắc có thể thông với biển Bắc và biển Ponuo, từ đó hình thành một mạng lưới vận chuyển đường sông xuyên suốt, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả lưu vực sông của khu vực châu Âu.
Dọc theo hai bên bờ sông Rhein là những ngọn núi, thung lũng, thành trì cổ xưa, những làng quê yên tĩnh, tràn đầy tình thơ ý họa của thế giới tự nhiên và lịch sử lâu đời. Bến cảng đông đúc sầm uất với những tuyến vận tải tấp nập, thể hiện một nền kinh tế vững mạnh và biểu hiện sắc thái hiện đại hóa của nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ.
Đến với Vietnam Booking, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về giá vé vì Vietnam Booking luôn cam kết bán ve may bay di duc giá rẻ đúng giá do hãng quy định. Ngoài ra, Vietnam Booking còn hỗ trợ tư vấn miễn phí một số dịch vụ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.